Định giá doanh nghiệp là hoạt động khá thường xuyên của các công ty, doanh nghiệp nhằm phục vụ những yêu cầu tất yếu trong quá trình phát triển như: vay vốn ngân hàng, kêu gọi đầu tư, xác định giá trị doanh nghiệp, M&A, phát hành trái phiếu, cổ phiếu… Công ty định giá doanh nghiệp ngoài yêu cầu có đủ điều kiện pháp lý còn cần có chuyên môn về định giá doanh nghiệp bởi đây là loại tài sản phức tạp, sử dụng những phương pháp định giá khó.
TÓM TẮT NỘI DUNG
Định giá công ty là gì?
Định giá công ty hay thẩm định giá trị doanh nghiệp là việc xác định giá trị của một phần hay tổng thể doanh nghiệp được quy đổi ra đơn vị tiền theo giá trị thị trường tại thời điểm định giá; theo các tiêu chuẩn, quy định của luật giá và Hội thẩm định giá Việt Nam.
Thông thường, giá trị doanh nghiệp sẽ bao gồm nhiều tài sản tạo lên tổng giá trị chung của doanh nghiệp như: tài sản cố định (nhà cửa, đất đai bất động sản, máy móc, phương tiện vận tải…), tài sản tài chính (tiền mặt, danh mục đầu tư, cho vay, lợi nhuận, đối tác – khách hàng…), tài sản thương hiệu – trí tuệ, giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp…
Các loại hình doanh nghiệp, công ty
Hiện nay theo luật Doanh nghiệp 2020 có quy định các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam bao gồm 4 loại hình như sau:
- Công ty TNHH (Cty TNHH MTV; Cty TNHH hai thành viên trở lên);
- Công ty cổ phần;
- Công ty hợp danh;
- Doanh nghiệp tư nhân
Tại sao cần thẩm định giá công ty
Doanh nghiệp là một loại tài sản, vì vậy việc xác định giá trị doanh nghiệp là điều tất yếu để phục vụ các mục đích cụ thể, như: vay vốn ngân hàng, kêu gọi đầu tư, báo cáo cổ đông, chứng minh tài chính, đấu thầu, M&A, phát hàng trái phiếu/cổ phiếu… đây không chỉ là những yêu cầu bắt buộc về mặt pháp lý mà còn đảm bảo sự chính xác, khách quan, công bằng cho cả phía chủ doanh nghiệp và bên còn lại.
Bên cạnh đó, đối với các bên như ngân hàng, nhà đầu tư, cơ quan thế – bảo hiểm…thì để tiến hành các giao dịch với doanh nghiệp thì cần thiết phải có một đơn vị thẩm định giá độc lập, chuyên nghiệp đứng ra xác định giá trị doanh nghiệp đó, tránh những tổn thất kinh tế cho nhà đầu tư, ngân hàng.
Tóm lại, thẩm định giá doanh nghiệp là yêu cầu tất yếu, cần thiết trong nền kinh tế thị trường, để giúp doanh nghiệp phát triển, nhà đầu tư đảm bảo quyền lợi, ngân hàng đảm bảo an toàn cho khoản vay, cơ quan nhà nước có cơ sở để đưa ra những chính sách phù hợp với doanh nghiệp.
Giá trị doanh nghiệp bao gồm những gì
Khi tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp, các đơn vị thẩm định giá sẽ sử dụng những phương pháp định giá khác nhau dựa trên loại hình, tính chất của doanh nghiệp, trong đó có phương pháp tài sản. Theo phương pháp tài sản thì các yếu tố cấu thành lên giá trị doanh nghiệp bao gồm: Tài sản hoạt động và tài sản phi hoạt động. Cụ thể:
- Các tài sản hữu hình và tài sản tài chính của doanh nghiệp.
- Các tài sản vô hình của doanh nghiệp.
- Giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá.
Việc áp dụng phương pháp định giá nào sẽ quyết định tới quá trình thu thập dữ liệu các yếu tố quyết định đến giá trị doanh nghiệp được thẩm định.
Mục đích của thẩm định giá công ty
Việc định giá doanh nghiệp phục vụ rất nhiều mục đích khác nhau, tùy vào nhu cầu của các chủ thể như: chủ doanh nghiệp, ngân hàng, nhà đầu tư, cơ quan thuế, bảo hiểm…vv, nhưng nhìn chung bao gồm các mục đích cơ bản sau:
- Kêu gọi đầu tư, góp vốn: Đây là một trong những mục đích quan trọng hàng đầu và phổ biến hiện nay; bởi muốn kêu gọi được vốn đầu tư của các nhà đầu tư cần xác định chính xác giá trị doanh nghiệp của mình là bao nhiêu tiền.
- Thế chấp vay vốn Ngân hàng: Khi lập hồ sơ vay vốn ngân hàng với tài sản thế chấp là doanh nghiệp thì yêu cầu tất yếu là cần thẩm định giá trị doanh nghiệp đó để Ngân hàng có sơ sở duyệt hồ sơ vay và giải ngân khoản vay theo tỷ lệ quy định của mỗi ngân hàng (khoảng 70 – 85% giá trị thế chấp).
- Phát hành cổ phiếu
- Cải tổ doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh doanh
- Chứng minh năng lực tài chính
- Cổ phần, liên doanh, góp vốn
- Thành lập hoặc giải thể doanh nghiệp.
- Chứng minh tài chính để định cư nước ngoài…
Phương pháp định giá công ty
Thẩm định giá doanh nghiệp là ngành nghề dịch vụ có điều kiện. Việc sử dụng các phương pháp định giá hay các biểu mẫu sử dụng trong thẩm định giá phải tuân theo các Tiêu chuẩn về thẩm định giá Doanh nghiệp do Bộ tài chính, Hội thẩm định giá Việt Nam quy định. Trong đó, bao gồm:
-
Phương pháp chiết khấu dòng tiền
Là ước tính tổng của giá trị chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp cần thẩm định giá với giá trị hiện tại của các tài sản phi hoạt động của doanh nghiệp tại thời điểm thẩm định giá. Trường hợp doanh nghiệp thẩm định giá là công ty cổ phần, phương pháp này được sử dụng với giả định coi các cổ phần ưu đãi của doanh nghiệp thẩm định giá như cổ phần thường. Giả định này cần được nêu rõ trong phần hạn chế của Chứng thư thẩm định giá và Báo cáo kết quả thẩm định giá.
Theo đó các yêu tố tạo lên giá trị của Doanh nghiệp gồm
- Dòng tiền tự do của doanh nghiệp cần thẩm định giá.
- Chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền của doanh nghiệp cần thẩm định giá.
- Giá trị cuối kỳ dự báo.
- Giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá.
Phương pháp định giá này phù hợp nhất với loại hình công ty cổ phần, sản xuất – dịch vụ.
-
Phương pháp tài sản
Là ước tính giá trị của doanh nghiệp thông qua tính tổng giá trị của tài sản thuộc quyền sở hữu và sử dụng của doanh nghiệp cần định giá. Đối với công ty Nhà nước và công ty TNHH MTV do Doanh nghiệp Nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ chuyển thành công ty cổ phần thì định giá bằng phương pháp tài sản sẽ áp dụng theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa.
Theo phương pháp tài sản thì các yếu tố cấu thành lên giá trị doanh nghiệp bao gồm: Tài sản hoạt động và tài sản phi hoạt động
-
Phương pháp tỷ số bình quân
Là ước tính giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá thông qua tỷ số thị trường trung bình của các doanh nghiệp so sánh. Theo đó, các tỷ số thị trường xem xét để sử dụng trong phương pháp tỷ số bình quân bao gồm: Tỷ số giá trên thu nhập bình quân; Tỷ số giá trên doanh thu bình quân; Tỷ số giá trên giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu bình quân; Tỷ số giá trị doanh nghiệp trên lợi nhuận trước thuế; Lãi vay và khấu hao bình quân; Tỷ số giá trị doanh nghiệp trên doanh thu
-
Phương pháp giá giao dịch
Là ước tính giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá thông qua giá giao dịch chuyển nhượng phần vốn góp hoặc chuyển nhượng cổ phần thành công trên thị trường của chính doanh nghiệp cần thẩm định giá.
Giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá được tính theo giá bình quân theo khối lượng giao dịch của ít nhất 03 giao dịch thành công của việc chuyển nhượng phần vốn góp hoặc cổ phần gần nhất trước với thời điểm thẩm định giá.
Trường hợp doanh nghiệp cần thẩm định giá là doanh nghiệp đã niêm yết cổ phần trên sàn chứng khoán hoặc đã đăng ký giao dịch trên UPCoM, giá cổ phần để tính giá thị trường vốn chủ sở hữu là giá giao dịch, hoặc giá đóng cửa của cổ phần doanh nghiệp cần thẩm định giá tại hoặc gần nhất với thời điểm thẩm định giá và phải có giao dịch của cổ phần này trong vòng 30 ngày kể từ thời điểm thẩm định giá về trước.
-
Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức
Là ước tính tổng của giá trị chiết khấu dòng cổ tức của doanh nghiệp cần thẩm định giá. Theo đó, các yêu tố cần xác định của doanh nghiệp bao gồm: Dòng cổ tức của doanh nghiệp cần thẩm định giá; Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu; Giá trị vốn chủ sở hữu cuối kỳ dự báo như sau:
- Trường hợp 1: Dòng cổ tức sau giai đoạn dự báo là dòng tiền không tăng trưởng và kéo dài vô tận.
- Trường hợp 2: Dòng cổ tức sau giai đoạn dự báo là dòng tiền tăng trưởng đều đặn mỗi năm và kéo dài vô tận.
- Trường hợp 3: Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động vào cuối kỳ dự báo, giá trị cuối kỳ dự báo được xác định theo giá trị thanh lý của doanh nghiệp cần thẩm định giá.
- Trường hợp 4: Giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá.
Phí thẩm định giá doanh nghiệp
Phí thẩm định giá doanh nghiệp là chi phí để thuê đơn vị có đủ điều kiện pháp lý và năng lực tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp. Thông thường, phí thẩm định giá sẽ được tính trên phần trăm (%) tổng giá trị tài sản của Doanh nghiệp (từ 0,05 – 0,7%) cộng với công tác phí (nếu có).
Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp, công ty định giá một phần tài sản hay một lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp đó thì phí thẩm định giá sẽ được điều chỉnh theo loại hình tài sản cụ thể như: bất động sản, nhà xưởng, phương tiện vận tải, dây chuyền máy móc, hàng hóa…
Công ty định giá doanh nghiệp uy tín
Dịch vụ thẩm định giá, định giá doanh nghiệp là một trong những lĩnh vực chuyên sâu của Thẩm định giá Đông Dương SunValue. Chúng tôi luôn tự tin với thế mạnh của mình như: hơn 22 năm hoạt động trong ngành thẩm định giá, hệ thống 50 Chi nhánh – PGD trên toàn quốc, kho dữ liệu thông tin dồi dào, đội ngũ chuyên gia thẩm định đông đảo, có trình độ cao, quy trình thẩm định nhanh, chặt chẽ, tối giảm chi phí thẩm định…Thẩm định giá Sunvalue sẽ cung cấp cho khách hàng giá trị doanh nghiệp, công ty một cách tối ưu nhất theo từng mục đích thẩm định.
Công ty định giá Đông Dương SunValue cam kết:
- Sơ bộ giá trị trong vòng 24h sau khi tiếp nhận hồ sơ
- Bảo hành giá trị thẩm định sau khi phát hành
- Chi phí thẩm định tối ưu, cạnh tranh nhất hiện nay
- Chứng thư, báo cáo thẩm định có giá trị pháp lý trên toàn quốc
- Báo cáo và chứng thư thẩm định được hơn 80% Ngân hàng, tổ chức tín dụng, kiểm toán tại Việt Nam chấp thuận.
Thông tin chi tiết:
- Hotline: 0901 186 200
- Web: dinhgiasunvalue.com
Thẩm định giá Sun Value – Tạo dựng niềm tin.