Máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, vật tư phụ tùng…thuộc nhóm tài sản hữu hình hay tài sản cố định trong các doanh nghiệp. Đây nhóm tài sản thường có giá trị lớn, biến động theo thời gian và có khấu hao sử dụng. Vì vậy để thẩm định giá được nhóm tài sản này cần tuân theo những quy định về luật giá và nghiệp vụ về thẩm định giá.

Các loại máy móc thiết bị hiện nay

Khác với nhóm Bất động sản, trong lĩnh vực định giá, máy móc thiết bị thuộc nhóm tài sản Động sản (có thể di chuyển được). Máy móc thiết bị là nhóm tài sản rất phong phú, đa dạng  có mặt ở hầu hết các lĩnh vực ngành nghề hay phục vụ đồi sống dân sinh… Trong đó có thể chia máy móc, thiết bị thành cách loại sau:

  • Máy móc thiết bị công nghiệp, khai thác khoáng sản, máy công cụ…
  • Dây chuyền sản xuất, công nghệ có kết nối, điều khiển tự động, bán tự động
  • Máy móc thiết bị chuyên dụng ngành Y tế, dược phẩm
  • Máy móc thiết bị khối văn phòng (máy tính, máy in, máy chiếu, điều hòa, thiết bị văn phòng…)
  • Máy móc, thiết bị ngành vận tải – logistic (xe tải, cần cẩu, xe nâng, tàu thuyền, thùng container…)
  • Máy móc thiết bị nông nghiệp, vật tư khác…
  • Máy móc thiết bị phục vụ dân sinh, cuộc sống hàng ngày…

Thẩm định giá máy móc thiết bị là gì?

Thẩm định giá máy móc thiết bị là hoạt động đánh giá hoặc đánh giá lại giá trị của máy móc thiết bị ra đơn vị tiền mặt cho những mục đích nhất định tại thời điểm thẩm định giá. Hoạt động thẩm định giá máy móc được thực hiện bởi các đơn vị có đủ điều kiện pháp lý và chuyên môn, được áp dụng những phương pháp định giá theo Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.

Tại sao cần định giá máy móc thiết bị

Máy móc thiết bị là tài sản được giao dịch rất phổ biến trên thị trường, đặc biệt là nhóm máy móc phục vụ dân sinh hay máy móc ngành vận tải – logistic. Vì vậy để đảm bảo xác định đúng giá trị của các máy móc thiết bị trên trong nhưng giao dịch như: mua bán, thế chấp vay vốn, góp vốn công ty, hạch toán tài chính…thì việc thuê đơn vị thẩm định chuyên nghiệp là rất cần thiết.

– Giúp các chủ tài sản có cơ sở pháp lý (thông qua chứng thư, báo cáo thẩm định giá) để thực hiện các giao dịch, mục đích cụ thể như: vay vốn ngân hàng, góp vốn cổ phần, báo cáo tài chính, chứng minh năng lực tài chính, mua bán, phân chia tài sản

– Đảm bảo sự khách quan, chính xác về giá trị; đảm bảo công bằng cho cả chủ tài sản và người mua, nhà đầu tư, cơ quan pháp luật.

– Rà soát được tính pháp lý của máy móc thiết bị bởi muốn tiến hành thẩm định giá máy móc thiết bị cần có hóa đơn, chứng từ đầu vào của máy móc thiết bị đó…

Mục đích thẩm định giá máy móc thiết bị

  • Thế chấp vay vốn ngân hàng, tín dụng.
  • Đấu thầu mua sắm
  • Mua bán, thanh lý
  • Bảo hiểm, đền bù tài sản
  • Phần chia tài sản, sáp nhập tài sản
  • Tính thuế và hạch toán sổ sách kế toán, báo cáo tài chính.
  • Đầu tư và góp vốn doanh nghiệp.
  • Tính khấu hao tài sản cố định, xác định lại tổng tài sản doanh nghiệp
  • Phục vụ thuế, tài chính …

 Hồ sơ định giá máy móc thiết bị, vật tư

Khi khách hàng cần thẩm định giá trị của máy móc, thiết bị, vật tư, các công ty thẩm định giá sẽ dựa vào mục đích thẩm định, các chứng từ, hồ sơ pháp lý của máy móc thiết bị để tiến hành thẩm định. Hồ sơ thẩm định được chia thành 2 loại:

Tài sản mua mới

  • Tờ trình dự toán mua sắm tài sản được phê duyệt
  • Danh mục sản phẩm chi tiết
  • Catalogue sản phẩm (Nếu có)

Tài sản đã qua sử dụng

* Dây chuyền, máy móc thiết bị

  • Hợp đồng kinh tế mua bán thiết bị, vật tư
  • Bản vẽ Thiết kế quy trình sản xuất của dây chuyền
  • Invoice/Packing list (đối với hàng nhập khẩu)
  • Bản vẽ chi tiết máy (nếu có)
  • Biên bản bàn giao, nghiệm thu
  • Các hoá đơn mua bán kê khai chi tiết
  • Catalogue….​

*Phương tiện vận tải

  • Giấy Đăng ký xe
  • Giấy chứng nhận đăng kiểm
  • Giấy chứng nhận bảo hiểm xe
  • Hợp đồng mua bán (nếu có)
  • Hợp đồng, tờ khai hàng hóa nhập khẩu (đối với xe nhập khẩu)
  • Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật đối với xe bồn

Phí định giá máy móc, thiết bị

Chi phí thẩm định giá máy móc, thiết bị là phí dịch vụ để thuê công ty có đủ điều kiện về pháp lý và chuyên môn tiến hành xác định giá trị máy móc, thiết bị đó. Mức phí này hoàn toàn khác với giá trị của máy móc, thiết bị được công bố sau khi tiến hành thẩm định giá. Thông thường phí thẩm định giá máy móc, thiết bị sẽ được tính trên phần trăm (%)tổng giá trị tài sản đó.

  • Thiết bị máy móc giá trị  <10 tỷ đồng = Phí thẩm định ~ 12.000.000đ
  • Thiết bị máy móc giá trị 10 – 30 tỷ đồng = Phí thẩm định ~ 0.96%
  • Thiết bị máy móc giá trị 30 – 50 tỷ đồng = Phí thẩm định ~ 0.90%
  • Thiết bị máy móc giá trị 50 – 70 tỷ đồng = Phí thẩm định ~ 0.72%

Quy trình định giá máy móc, thiết bị

  • Tiếp nhận thông tin và phân loại thiết bị máy móc, vật tư
  • Lập kế hoạch thẩm định giá
  • Khảo sát thực tế, thu thập thông tin thị trường
  • Xây dựng báo cáo thẩm định giá
  • Kiểm soát & phát hàng báo cáo, chứng thư thẩm định giá

Trong 5 bước trên, việc tiếp nhận các hồ sơ pháp lý đầu vào và thu thập thông tin thực tế của tài sản là quan trọng hàng đầu. Đây chính là cơ sở để các thẩm định viên đánh giá, nhận định giá trị của tài sản. Từ đó đảm bảo tính chính xác của chứng thư thẩm định giá được ban hành.

Công ty định giá máy móc thiết bị tốt nhất

Dịch vụ thẩm định giá máy móc, thiết bị là thế mạnh của SunValue. Chúng tôi luôn tự tin với ưu thế 20 năm hoạt động trong ngành thẩm định giá, hệ thống 50 Chi nhánh – PGD trên toàn quốc, kho dữ liệu thông tin về giá dồi dào, đội ngũ thẩm định viên đông đảo, có trình độ cao, quy trình thẩm định nhanh, chặt chẽ, tối giảm chi phí thẩm định…Thẩm định giá Sunvalue sẽ cung cấp cho khách hàng giá trị máy móc, hàng hóa các ngành nghề với mọi mục đích một cách tốt nhất.

SunValue cam kết:

  • Sơ bộ giá trị trong vòng 24h sau khi tiếp nhận hồ sơ
  • Bảo hành giá trị thẩm định sau khi phát hành
  • Chi phí thẩm định tối ưu, cạnh tranh nhất hiện nay
  • Chứng thư, báo cáo thẩm định có giá trị pháp lý trên toàn quốc
  • Báo cáo và chứng thư thẩm định được hơn 80% Ngân hàng, tổ chức tín dụng, kiểm toán tại Việt Nam chấp thuận.

Thông tin chi tiết: