Là một trong những tài sản được giao dịch phổ biến nhất trên thị trường, động sản là loại hình tài sản rất phong phú về chủng loại, có sự thay đổi rất lớn về giá trị theo thời gian. Vì vậy, để đảm bảo sự chính xác, công bằng giữa các giao dịch, dịch vụ thẩm định giá động sản là hoạt động cần thiết và tất yếu phụ vụ những mục đích nhất định của chủ tài sản.

Động sản là gì?

Theo khoản 2, điều 174 bộ Luật Dân sự năm 2005 có ghi rõ: “Động sản là tài sản không phải là bất động sản”. Vì vậy, động sản là tất cả những danh mục tài sản ngoài bất động sản. Mà theo quy định tại Điều 107 của Bộ Luật Dân sự năm 2015 có nêu: Bất động sản bao gồm Đất đai; Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng; Các tài sản khác do pháp luật quy định.

Từ đó ta có thể hiểu Động sản là bất kỳ những tài sản nào đáp ứng tiêu chí là có thể di chuyển, di rời được, bao gồm:

  • Phương tiện vận tải, đi lại (ô tô, tàu thuyền, máy bay, xe cộ…)
  • Máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ, công cụ, dụng cụ…
  • Nhà xưởng, thiết bị chuyên dùng, vật tư, vật liệu…
  • Các hàng hóa, linh kiện…

Thẩm định giá động sản là gì?

Cũng tương tự như định giá bất động sản, doanh nghiệp…thẩm định giá động sản là hoạt động đánh giá hoặc đánh giá lại giá trị động sản đó theo giá trị thị trường tại một thời điểm định giá bằng các phương pháp hay tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam hoặc thông lệ quốc tế.

Trong thẩm định giá Động sản bao gồm

  • Tài sản chưa qua sử dụng (mua sắm mới)

  • Tài sản đã qua sử dụng

Là loại tài sản không còn đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng theo quy định ban đầu của nhà sản xuất do quá trình độ bảo quản hoặc đã tiến hành vận hành, chạy thử

Với đặc thù chung của các tài sản động sản là chất lượng còn lại không đồng đều, các chi tiết, bộ phận đã bị thay đổi, sửa chữa, nâng cấp cho phù hợp với mục đích sử dụng thì việc xác định các yếu tố như đặc điểm tài sản, năng lực sản xuất, điều kiện sản xuất, chế độ bảo quản, bảo dưỡng…sẽ làm căn cứ cho cá nhân, tổ chức làm thẩm định giá có thể lựa chọn cơ sở thẩm định, phương pháp, nguyên tắc thẩm định phù hợp.

Trong đó, giá trị của tài sản đã qua sử dụng có thể được sử dụng 1 trong 2 cơ sở thẩm định đó là cơ sở giá trị thị trường và cơ sở giá trị phi thị trường tuỳ theo mức độ thông dụng, tỷ lệ chất lượng còn lại của tài sản cần thẩm định giá và mục đích thẩm định.

  • Tài sản không còn giá trị sử dụng

Bất kỳ sản phẩm, hàng hóa nào cũng có hạn sử dụng hay thời gian khấu hao, đặc biệt là các động sản như: ô tô, các loại máy móc, dây chuyền sản xuất, hàng hóa tiêu dùng…khi thời hạn sử dụng đã hết hoặc khấu hao về không thì giá trị còn lại được coi là giá trị thanh lý.

Việc định giá động sản như máy móc, phương tiện vận tải, thiết bị chuyên ngành…khi không còn giá trị sử dụng là hoạt động chuyên môn trong ngành định giá, đòi hỏi sự tỉ mỉ chính xác do việc chia tách, phân loại các thành phần cấu tạo nên tài sản đó, ước tính trọng lượng khi không đủ điều kiện cân, đong đo, đếm, chạy thử cụ thể cho từng tài sản. Ngoài ra việc có thể hoặc không thể xác định chính xác việc tận dụng được những thành phần, chi tiết tài sản thanh lý vẫn còn dùng được vì trong thực tế không đều nhau cũng gây ra khó khăn cho việc xác định giá trị tài sản.

Vì sao cần định giá động sản?

Cũng giống như các loại hình tài sản khác như: bất động sản, doanh nghiệp, tài nguyên, dự án đầu tư…động sản, hàng hóa cũng là loại hình tài sản cần được định giá nhằm phục vụ những mục đích cụ thể của chủ tài sản, bao gồm:

  • Thế chấp tài sản, bảo lãnh vay vốn ngân hàng;
  • Mua bán, chuyển nhượng, góp vốn doanh nghiệp;
  • Phân chia tài sản, cổ phần hóa doanh nghiệp;
  • Xử lý nợ, thanh lý tài sản;
  • Đền bù, bảo hiểm, khiếu nại;
  • Hoạch toán kế toán, tính thuế ;
  • Tư vấn và lập dự án đầu tư;
  • Các mục đích khác…

Quy trình thẩm định giá động sản, hàng hóa

Quy trình thẩm định giá Động sản, hàng hóa, Máy móc thiết bị trải qua 5 bước chính sau:

  • Tiếp nhận thông tin định giá và phân loại động sản, hàng hóa.
  • Lập kế hoạch thẩm định giá
  • Khảo sát thực tế, thu thập thông tin thị trường
  • Xây dựng báo cáo thẩm định giá
  • Kiểm soát & phát hàng báo cáo, chứng thư thẩm định giá

Trong 5 bước trên, bước tiếp nhận các hồ sơ pháp lý đầu vào và thu thập thông tin thực tế của tài sản là quan trọng nhất. Đây chính là cơ sở để các thẩm định viên đánh giá, nhận định giá trị của động sản cần định giá. Từ đó đảm bảo tính chính xác của chứng thư thẩm định giá được ban hành.

Chi phí định giá động sản, hàng hóa

Phí thẩm định giá động sản, hàng hóa là chi phí để thuê đơn vị có đủ điều kiện pháp lý và năng lực tiến hành định giá động sản đó. Thông thường, phí thẩm định giá sẽ được tính trên phần trăm (%) tổng giá trị tài sản của động sảncộng với công tác phí (nếu có).

Tại định giá Sunvalue, phí thẩm định giá động sản sẽ được tính dựa trên giá trị của tổng tài sản và loại hình động sản cụ thể. Ví dụ như đối với động sản là phương tiện vận tải, chi phí định giá sẽ khác với phí định giá máy móc thiết bị hay phí định giá nhà xưởng, hàng hóa…

Công ty định giá động sản uy tín

Dịch vụ thẩm định giá, định giá động sản là lĩnh vực chuyên sâu của SunValue. Chúng tôi luôn tự tin với thế mạnh của mình như: gần 20 năm hoạt động trong ngành thẩm định giá, hệ thống 45 Chi nhánh – PGD trên toàn quốc, kho dữ liệu thông tin dồi dào, đội ngũ chuyên gia thẩm định đông đảo, có trình độ cao, quy trình thẩm định nhanh, chặt chẽ, tối giảm chi phí thẩm định…Thẩm định giá Sunvalue sẽ cung cấp cho khách hàng giá trị các loại động sản thường gặp như máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, nhà xưởng, hàng hóa… một cách tối ưu nhất theo từng mục đích thẩm định.

SunValue cam kết:

  • Sơ bộ giá trị trong vòng 24h sau khi tiếp nhận hồ sơ
  • Bảo hành giá trị thẩm định sau khi phát hành
  • Chi phí thẩm định tối ưu, cạnh tranh nhất hiện nay
  • Chứng thư, báo cáo thẩm định có giá trị pháp lý trên toàn quốc
  • Báo cáo và chứng thư thẩm định được hơn 80% Ngân hàng, tổ chức tín dụng, kiểm toán tại Việt Nam chấp thuận.

Thông tin chi tiết: