Nhà xưởng, nhà máy sản xuất, nhà kho là tài sản thường thấy của các doanh nghiệp, công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, logistics, thương mại điện tử…Thẩm định giá trị nhà xưởng, nhà máy, nhà kho là hoạt động phổ biến trong lĩnh vực định giá doanh nghiệp đáp ứng các mục đích: thế chấp vay vốn, góp vốn đầu tư, chứng minh năng lực tài chính…
TÓM TẮT NỘI DUNG
Nhà xưởng là gì?
Nhà xưởng, nhà máy hay nhà kho là loại công trình xây dựng dạng nhà công nghiệp, có diện tích – sức chứa với quy mô lớn hơn so với nhà ở, cửa hàng hay văn phòng làm việc thông thường. Nhà xưởng, nhà máy là nơi tập trung đông đảo lượng lao động công nhân hoặc các máy móc, dây truyền sản xuất, nguyên liệu đầu vào phục vụ một quy trình sản xuất nhất định của doanh nghiệp.
Vì không phải được thiết kế xây dựng để ở nên nhà xưởng, nhà máy, nhà kho có những đặc thù riêng về thiết kế và các hạ tầng phụ trợ như: điện, nước, phòng cháy chữa cháy, xử lý chất thải, thông gió…
Các loại nhà xưởng, nhà máy sản xuất
Việc phân loại nhà xưởng, nhà máy sản xuất, nhà kho được thực hiện dựa trên nhiều góc độ khác nhau như: công năng sử dụng, đặc điểm kỹ thật – vật liệu xây dựng, khu vực xây dựng…
Phân loại Nhà xưởng theo đặc điểm kỹ thuật, vật liệu xây dựng bao gồm:
- Nhà xưởng bằng kèo thép hay còn được gọi là nhà xưởng tiền chế: Khác với nhà xưởng thi công bằng bê tông cốt thép, nhà xưởng tiền chế được lắp dựng hoàn toàn bằng kết cấu thép. Cụ thể: Toàn bộ phần cột, xà, dầm đều bằng kèo thép. Phần móng thì vẫn là bê tông, cốt thép. Tiêu chuẩn về độ dày của tường gạch thì vẫn từ 10 – 20cm, cao từ 2,2 – 2,8m. Phần tường từ 2,8m trở lên có thể dùng tôn làm thành các vách ngăn tùy theo thiết kế của nhà xưởng. Mái nhà xưởng bằng kèo thép sử dụng tôn chuyên dụng cách nhiệt.
- Nhà xưởng bằng bê tông, cốt thép: Đây là loại nhà xưởng tương đối phổ biến và được sử dụng từ khá lâu trước đây. Toàn bộ nhà xưởng, từ phần móng, cột, dầm đều được đổ bê tông cốt thép. Phần tường xây bằng gạch hoặc vật liệu không nung, có độ dày tùy vào thiết kế. Phần mái được làm từ tôn màu mạ kẽm có dán cách nhiệt, chống cháy, chống ồn chuyên dụng. Loại nhà xưởng này sử dụng xà gồ đên hoặc mạ kẽm.
Phân loại nhà xưởng theo công năng, mục đích sử dụng:
- Nhà xưởng không có văn phòng: Đây là loại nhà xưởng chủ yếu gồm công nhân, dây chuyền máy móc để đảm bảo mục đích sản xuất, nhằm tạo ra thành phẩm như sản xuất hàng tiêu dùng, cơ khí, điện tử, thực phẩm, hóa mỹ phẩm…
- Nhà xưởng sản xuất kết hợp với văn phòng: Đây là loại nhà xưởng được phân chia thành 2 khu chức năng là xưởng sản xuất và văn phòng. Việc xây dựng nhà xưởng, nhà máy kết hợp với văn phòng sẽ mang lại cho doanh nghiệp khá nhiều lợi ích như: Tiết kiệm được chi phí đầu tư nhờ việc tận dụng diện tích nhà xưởng kết hợp làm văn phòng; Giúp cho các doanh nghiệp linh hoạt hơn trong quá trình vận hành; Phù hợp với những doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Phân loại Nhà xưởng, nhà máy theo yêu cầu: Nhà xưởng theo yêu cầu cụ thể của các doanh nghiệp nhằm phục vụ các hoạt động, sản xuất trong những ngành nghề đặc thù. Với loại nhà xưởng, nhà kho theo yêu cầu sẽ giúp giảm thiểu chi phí đầu tư, tối ưu hóa công năng sử dụng, thời gian thi công nhanh, phù hợp với tình hình tài chính của từng doanh nghiệp.
Mục đích của thẩm định giá nhà xưởng
Thẩm định giá trị doanh nghiệp hay một phần giá trị doanh nghiệp, trong đó có Nhà xưởng, máy móc thiết bị, bất động sản, thương hiệu, hàng hóa, phương tiện vận tải… là hoạt động phổ biến trong ngành định giá tài sản. Việc thẩm định giá nhà xưởng, nhà máy, nhà kho của doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức nhằm đáp ứng các mục đích:
- Thế chấp, lập hồ sơ vay vốn ngân hàng
- Góp vốn liên doanh, sáp nhập, chuyển nhượng
- Cổ phần hóa, phát hành cổ phiếu (IPO)
- Xử lý nợ, đền bù, giải thể doanh nghiệp
- Hoạch toán kế toán, tính thuế
- Giải quyết tranh chấp, bảo hiểm
- Kêu gọi đầu tư, M&A, chứng minh năng lực tài chính
- Lập dự án đầu tư…
Giá trị nhà xưởng bao gồm những gì?
Để trả lời câu hỏi giá trị của nhà xưởng bao gồm những gì? khách hàng cần xác định đó là loại nhà xưởng nào, được xây dựng trên đất thuê của khu công nghiệp hay đất sở hữu của công ty.
Thông thường khi thẩm định giá trị nhà xưởng, nhà máy, nhà kho của cá nhân, doanh nghiệp…đơn vị thẩm định giá sẽ xét đến giá trị các thành phần cấu tạo nên nhà xưởng bao gồm:
- Bất động sản, phần đất xây dựng nhà xưởng
- Nguyên liệu, thành phần cấu thành nhà xưởng: dầm, cột, tường, mái, hệ thống thông gió…
- Máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất trong xưởng
- Tuổi đời hoạt động, độ mới của nhà xưởng (khấu hao)
- Những yếu tố bổ sung khác
Phí thẩm định giá nhà xưởng, nhà máy
Phí thẩm định giá nhà xưởng, nhà máy, nhà kho là chi phí cần có để thuê công ty thẩm định giá độc lập có đủ điều kiện pháp lý và năng lực thực hiện hoạt động thẩm định giá nhà xưởng đó. Thông thường phí thẩm định giá nhà xưởng, nhà máy sản xuất được tính theo hai cách:
- Một là số phần trăm (%) nhân với tổng giá trị của nhà xưởng đó (sau khi sơ bộ) cộng với chi phí phát sinh như: công tác phí, phí kiểm nghiệm (nếu có), thuế giá trị gia tăng..
- Hai là phí thẩm định trọn gói theo thỏa thuận của doanh nghiệp và công ty thẩm định giá
Hồ sơ thẩm định giá nhà xưởng, nhà máy
- Giấy chứng nhận QSD đất/ hợp đồng thuê đất
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng
- Giấy phép xây dựng
- Các hợp đồng thi công
- Bản vẽ thiết kế
- Bản vẽ hoàn công
- Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình
- Giấy tờ pháp lý của máy móc, thiết bị vật tư có trong xưởng (nếu có)
Phương pháp định giá nhà xưởng, nhà máy
Nhà xưởng, nhà máy là một thành phần tài sản khi tiến hành định giá doanh nghiệp. Tuy nhiên chúng cũng có thể trở thành tài sản được định giá độc lập. Với những đặc điểm riêng về cấu tạo, thiết kế, chức năng…nhà xưởng sẽ được định giá theo Tiêu chuẩn thẩm định giá số 11. Để xác định chính xác phương pháp định giá phù hợp cho Nhà xưởng, nhà máy sản xuất, thẩm định viên sẽ tùy thuộc vào Mục đích định giá, Thông tin thu thập được, Loại hình nhà xưởng – nhà máy…
Cụ thể, khi định giá nhà xưởng, nhà máy sản xuất, thẩm định viên thường sẽ áp dụng các phương pháp định giá:
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp chi phí thay thế/chi phí tái tạo
- Phương pháp vốn hóa trực tiếp
- Phương pháp chiết khấu dòng tiền
Công ty thẩm định giá nhà xưởng uy tín
Với kinh nghiệm hơn 20 năm chuyên sâu trong ngành định giá, Thẩm định giá Đông Dương – SunValue tự hào là đơn vị thẩm định giá nhà xưởng, nhà máy hàng đầu Việt Nam.
Chúng tôi tự hào đã phụ trách định giá thành công nhà xưởng, nhà máy cho hành trăm doanh nghiệp tại Việt Nam, trong đó có những thương hiệu lớn như: Hòa Phát, Trường Hải, FLC, Vingroup, SamSung, Lotte, Viettel…
Với những lợi thế như bề dày kinh nghiệm định giá, áp dụng chuyển đổi số trong quy trình thẩm định, đội ngũ thẩm định viên có trình độ cao, hệ thống chi nhánh –PGD rộng khắp cả nước…chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng giá trị thẩm định tốt nhất, phù hợp với mục đích định giá của khách hàng.
Thẩm định giá Đông Dương cam kết:
- Thời gian định giá siêu tốc (chỉ từ 3 – 7 ngày làm việc)
- Kết quả chính xác, khách quan đáp ứng yêu cầu của khách hàng
- Phí thẩm định cạnh tranh nhất
- Chứng thư uy tín,có tính pháp lý và được hơn 85% Ngân hàng tại Việt Nam chấp thuận.
- Tư vấn hướng dẫn định giá miễn phí
- Bảo mật thông tin khách hàng
- Bảo hành giá trị sau thẩm định
Thông tin chi tiết:
- Hotline: 0901 186 200
- Web: dinhgiasunvalue.com