GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP GỒM NHỮNG TÀI SẢN NÀO?

1191 lượt xem

Hệ thống giá trị của doanh nghiệp thường được xác định qua các tài sản hữu hình, vô hình của công ty đó. Tùy thuộc vào phương pháp thẩm định giá sẽ lựa chọn việc xác định giá trị doanh nghiệp đó dựa trên cơ sở nào. Hãy để Thẩm định giá Đông Dương – SunValue chia sẻ về hệ thống giá trị Doanh nghiệp.

thẩm định giá doanh nghiệp, giá trị công ty, xác định giá trị, giá trị doanh nghiệp

Tại sao cần xác định giá trị doanh nghiệp?

Thẩm định giá doanh nghiệp là việc xác định giá trị của doanh nghiệp đó được quy đổi ra tiền bằng những phương pháp định giá được quy định trong Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam. Việc thẩm định giá nhằm phục vụ những mục đích cụ thể như:

  • Làm tài sản đảm bảo vay vốn ngân hàng/tín dụng
  • Phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO)
  • Báo cáo đại hội cổ đông, nhà đầu tư
  • Mua bán cổ phần, sáp nhập (M&A)
  • Thoái vốn, phân chia tài sản doanh nghiệp
  • Báo cáo quyết toán thuế, kiểm toán
  • Tái cơ cấu doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh
  • Các mục đích khác …

Việc thẩm định giá trị chính xác của doanh nghiệp, công ty không chỉ giúp chủ doanh nghiệp, thành viên hội đồng quản trị xác định được giá trị của doanh nghiệp để xây dựng chiến lược phát triển mà còn đáp ứng những quy định pháp lý bắt buộc của Luật giá, Luật doanh nghiệp hiện nay.

Giá trị doanh nghiệp gồm những gì?

Việc xác định các tài sản doanh nghiệp để tạo nên giá trị doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp mà thẩm định viên áp dụng, tùy thuộc vào thực trạng, loại hình, quy mô doanh nghiệp đó. Ngoài những tài sản hữu hình phổ biến mà phần lớn các doanh nghiệp đều sở hữu như: bất động sản, văn phòng, nhà máy, hàng hóa, phương tiện vận tải, thương hiệu – nhãn hiệu, dự án đầu tư…nhiều doanh nghiệp sẽ có thêm các tài sản như dòng tiền, cổ phần đầu tư, cổ phiếu – trái phiếu, dữ liệu data khách hàng…

Vì vậy, việc xác định giá trị doanh nghiệp gồm những gì cần dự trên thực trạng, loại hình của doanh nghiệp, công ty. Từ đó thẩm định viên sẽ lựa chọn phương pháp thẩm định giá phù hợp nhất để xác định.

Phương pháp định giá doanh nghiệp mới nhất

Ngày 27/4/2021, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 28/2021/TT-BTC có hiệu lực từ 1/7/2021 về ban hành Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 12.

thẩm định giá doanh nghiệp, giá trị công ty, xác định giá trị, giá trị doanh nghiệp 2

Theo thông tư 28/2021/TT-BTC, nguyên tắc tiếp cận và phương pháp thẩm định giá trị doanh nghiệp bao gồm cách tiếp cận từ thị trường, cách tiếp cận từ chi phícách tiếp cận từ thu nhập. Doanh nghiệp thẩm định giá cần lựa chọn các cách tiếp cận, phương pháp thẩm định giá trên cơ sở hồ sơ, tài liệu được cung cấp và thông tin tự thu thập để thẩm định giá.

Phương pháp tài sản

Đây là phương pháp thuộc nhóm tiếp cận từ chi phí. Giá trị doanh nghiệp được xác định thông qua tổng giá trị của các tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp như: bất động sản, nhà xưởng, văn phòng, công trình xây dựng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, hàng hóa, thương hiệu – nhãn hiệu…

Phương pháp so sánh/Tỷ số bình quân

Phương pháp so sánh là phương pháp thuộc nhóm tiếp cận từ thị trường. Đây cũng là phương pháp rất phổ biến đển áp dụng cho các nhóm tài sản khác như: bất động sản, hàng hóa, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị, công trình xây dựng…Theo đó, giá trị doanh nghiệp, công ty được xác định thông qua giá trị của một doanh nghiệp được dùng để so sánh với doanh nghiệp cần thẩm định giá. Doanh nghiệp được dùng để so sánh có các yếu tố tương đồng về: quy mô; ngành nghề kinh doanh chính; rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính; các chỉ số tài chính hoặc giá giao dịch đã thành công của chính doanh nghiệp cần thẩm định giá.

Phương pháp so sánh trong Thẩm định giá doanh nghiệp còn được gọi là phương pháp tỷ số bình quân và phương pháp giá giao dịch.

Phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp

Phương pháp chiết khấu dòng tiền thuộc nhóm tiếp cận từ thu nhập. Theo đó, giá trị doanh nghiệp được thẩm định viên xác định thông qua việc quy đổi dòng tiền thuần trong tương lai có thể dự báo được về thời điểm thẩm định giá.

Khi xác định giá trị doanh nghiệp bằng cách tiếp cận từ thu nhập cần cộng giá trị của các tài sản phi hoạt động tại thời điểm thẩm định giá với giá trị chiết khấu dòng tiền có thể dự báo được của các tài sản hoạt động tại thời điểm thẩm định giá. Trong trường hợp không dự báo được một cách đáng tin cậy dòng tiền của một số tài sản hoạt động thì thẩm định viên có thể không dự báo dòng tiền của tài sản hoạt động này và xác định riêng giá trị của tài sản hoạt động này để cộng vào giá trị doanh nghiệp. Riêng phương pháp chiết khấu cổ tức thì không cộng thêm phần tài sản phi hoạt động là tiền mặt và tương đương tiền.

thẩm định giá doanh nghiệp, giá trị công ty, xác định giá trị, giá trị doanh nghiệp 3

Hồ sơ thẩm định giá trị doanh nghiệp

Hồ sơ thẩm định giá công ty hay định giá doanh nghiệp sẽ tùy thuộc vào phương pháp thẩm định giá hoặc loại hình tài sản của doanh nghiệp muốn xác định giá trị. Nhưng nhìn chung sẽ bao gồm:

  • Báo cáo tài chính hoặc Báo cáo kiểm toán từ 3 – 5 năm liền kề trước đó
  • Giấy chứng nhận ĐKKD/Quyết định thành lập đơn vị trực thuộc
  • Danh mục tài sản cố định đi cùng  hồ sơ pháp lý của tài sản cố định
  • Báo cáo hoạt động kinh doanh của 3 – 5 năm gần nhất
  • Sơ đồ tổ chức doanh nghiệp (nếu có)
  • Biên bản góp vốn, liên kết, góp vốn thành lập công ty

Lưu ý khi thẩm định giá công ty

Để quá trình thẩm định giá trị doanh nghiệp được chính xác và thuận lợi nhất thì việc quan trọng hàng đầu là quá trình tổng hợp và xây dựng hồ sơ thẩm định của doanh nghiệp. Cụ thể, cần lưu ý một số nội dung sau:

  • Xây dựng đủ báo cáo tài chính/BC kiểm toán từ 3-5 năm gần nhất
  • Chuẩn bị đủ danh mục tài sản cố định, vô hình và pháp lý tài sản của những danh mục đó
  • Thẩm định viên cần lựa chọn ít nhất 2 phương pháp định giá để xác định giá trị doanh nghiệp đó
  • Khảo sát, nghiên cứu, phân tích chính xác tình hình kinh tế thị trường tại thời điểm cần thẩm định
  • Lựa chọn đơn vị thẩm định giá độc lập, uy tín, có nhiều kinh nghiệm thẩm định giá doanh nghiệp trong lĩnh vực tương đồng.

Thuê dịch vụ định giá doanh nghiệp ở đâu?

Thẩm định giá doanh nghiệp là hoạt động chuyên môn của ngành tài chính, đòi hỏi đơn vị thực hiện không chỉ đủ điệu kiện pháp lý (có đủ giấy đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá) mà còn đủ năng lực chuyên môn về định giá. Thẩm định giá công ty cho mục đích vay vốn, góp vốn đầu tư

Tại Việt Nam, Thẩm định giá quốc tế Đông Dương được biết đến là công ty thẩm định giá hàng đầu trong ngành định giá với kinh nghiệm hơn 20 năm hoạt động chuyên sâu trong ngành định giá. Bên cạnh đó với những lợi thế như: hệ thống Chi nhánh/PGD lên tới hơn 50 địa điểm trên toàn quốc, đội ngũ thẩm định viên chuyên môn cao gồm nhiều Thạc sỹ kinh tế, Kỹ sư, Chuyên gia Marketing, Cử nhân Quản trị kinh doanh…uy tín chứng thư với hơn 85% ngân hàng tại Việt Nam chấp thuận…

Thẩm định giá Đông Dương – SunValue cam kết:

  • Thời gian Thẩm định giá siêu tốc  (chỉ từ 3 – 7 ngày làm việc)
  • Kết quả chính xác
  • Bảo hành giá trị sau thẩm định lên tới 12 tháng
  • Phí thẩm định cạnh tranh nhất thị trường
  • Chứng thư uy tín, có tính pháp lý và được hơn 85% Ngân hàng tại Việt Nam chấp thuận.
  • Tư vấn hướng dẫn định giá miễn phí
  • Bảo mật thông tin khách hàng

Thông tin liên hệ: