Công trình thủy lợi là gì? Thẩm định giá công trình thủy lợi thế nào cho đúng

413 lượt xem

Thẩm định giá công trình xây dựng nói chung và công trình thủy lợi nói riêng đòi hỏi thẩm định viên ngoài đáp ứng các điều kiện pháp lý còn cần các năng lực chuyên môn cao về thẩm định giá. Đặc thù của công trình xây dựng là được cấu thành từ nhiều yếu tố như nhân công, vật liệu xây dựng, thiết kế…và bị hao mòn theo thời gian.

cong trinh thuy loi, định giá công trình thủy lợi, dinh gia du an

Công trình thủy lợi là gì?

Theo Điều 2 Luật Thủy Lợi năm 2018 có nêu: “Công trình thủy lợi là công trình hạ tầng kỹ thuật thủy lợi bao gồm đập, hồ chứa nước, cống, trạm bơm, hệ thống dẫn, chuyển nước, kè, bờ bao thủy lợi và công trình khác phục vụ quản lý, khai thác thủy lợi.”

Trong công trình thủy lợi được phân ra Thủy lợi nội đồng, công trình thủy lợi đầu mối. Chủ sở hữu công trình thủy lợi là cơ quan, tổ chức được Nhà nước giao quyền, trách nhiệm đại diện chủ sở hữu đối với công trình thủy lợi sử dụng vốn nhà nước; tổ chức, cá nhân tự đầu tư xây dựng công trình thủy lợi.

Chủ quản lý công trình thủy lợi là cơ quan chuyên môn thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thủy lợi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các cấp hoặc tổ chức được Nhà nước giao quyền, trách nhiệm đại diện chủ sở hữu; tổ chức thủy lợi cơ sở; tổ chức, cá nhân tự đầu tư xây dựng công trình thủy lợi.

Như vậy, công trình thủy lợi là dự án đầu tư thuộc sở hữu của cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức được Nhà nước giao quyền, trách nhiệm. Công trình thủy lợi được xây dựng dựa trên vốn của Ngân sách Nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng. Vì vậy, việc thẩm định giá công trình thủy lợi cho các mục đích như vay vốn tín dụng, huy động đầu tư…là cần thiết và yêu cầu của các bên giao dịch.

cong trinh thuy loi, định giá công trình thủy lợi, dinh gia du an

Vì sao cần thẩm định giá công trình thủy lợi

Công trình thủy lợi hay công trình xây dựng đều có thể xem là dự án đầu tư. Vì vậy việc định giá công trình thủy lợi giúp chủ đầu tư và các bên có cơ sở giá thực hiện các mục đích như:

  • Thế chấp vay vốn ngân hàng, tổ chức tín dụng
  • Kêu gọi vốn đầu tư, mua bán -sáp nhập (M&A)
  • Quyết toán Thuế, bảo hiểm
  • Phân chia, đền bù, chuyển nhượng tài sản
  • Xử lý nợ, giãn nợ, đáo hạn tín dụng
  • Các mục đích khác theo yêu cầu của chủ tài sản

Đối với mỗi mục đích thẩm định giá và hiện trạng công trình khác nhau, thẩm định viên sẽ áp dụng các phương pháp định giá khác nhau để đánh giá được chính xác nhất giá trị công trình thủy lợi đó.

Phương pháp định giá công trình thủy lợi

Công trình thủy lợi là dạng công trình xây dựng ngành nông nghiệp. Theo các tiêu chuẩn thẩm định giá công trình xây dựng nói chung, phương pháp định giá loại hình tài sản này gồm:

Phương pháp chi phí

Phương pháp chi phí hay còn gọi là phương pháp giá thành. Đây là phương pháp khá phổ biến được áp dụng trong việc định giá tài sản công trình xây dựng. Phương pháp chi phí thay thế là xác định giá trị của tài sản thẩm định giá dựa trên cơ sở chênh lệch giữa chi phí thay thế để tạo ra một tài sản tương tự tài sản cần thẩm định giá (có cùng chức năng, quy mô, mục đích theo giá thị trường hiện hành và giá trị hao mòn của tài sản thẩm định giá).

Đây là phương pháp định giá thuộc nhóm phương pháp tiếp cận từ chi phí.

cong trinh thuy loi, định giá công trình thủy lợi, dinh gia du an

Phương pháp vốn hóa thu nhập

Phương pháp vốn hóa thu nhập được hiểu là xác định giá trị của công trình thủy lợi cách tổng hợp giá trị các khoản thu nhập ròng dự tính trong tương lai do công trình thủy lợi đó mang lại để xác định giá trị của công trình đó ở thời điểm hiện tại.

Đây là phương pháp rất phù hợp với các công trình xây dựng giao thông hay nông nghiệp có nguồn thu ổn định như: thủy điện, thủy lợi, trạm thu phí cầu đường…

Phương pháp lợi nhuận

Đây là phương pháp thẩm định giá công trình xây dựng dựa trên nguyên tắc tính toán khả năng sinh lời của công trình đó. Từ đó thẩm định viên sẽ ước tính giá trị công trình đó theo giá thị trường. Đây là phương pháp tương đối phù hợp để định giá các công trình xây dựng có khả năng sinh lời như: rạp phim, văn phòng hội thảo, hội trường, khách sạn…

Phí thẩm định giá dự án công trình thủy lợi

Cũng tương tự như các loại hình tài sản khác: doanh nghiệp, bất động sản, máy móc thiết bị; phí thẩm định giá công trình thủy lợi được được tính theo tỷ lệ % (phần trăm) của tổng giá trị Dự án hoặc được thỏa thuận giữa chủ dự án và công ty thẩm định giá, thông qua một Hợp đồng dịch vụ thẩm định giá.

Thông tin về bảng phí thẩm định giá dự án đầu tư liên hệ Hotline: 0901 186 200

cong trinh thuy loi, định giá công trình thủy lợi, dinh gia du an

Công ty thẩm định giá công trình thủy lợi uy tín

Thẩm định giá công trình xây dựng nói chung và công trình thủy lợi nói riêng là hoạt động chuyên môn của ngành thẩm định giá. Vì vậy, ngoài điều kiện pháp lý (được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh Thẩm định giá, giấy phép ĐKKD), đơn vị thẩm định giá cần có đủ năng lực về chuyên môn thẩm định, đội ngũ thẩm định viên giàu kinh nghiệm, hiểu biết sâu sắc về các lĩnh vực như tài chính, quản trị kinh doanh, luật doanh nghiệp, xây dựng, thuế, bất động sản… để có thể xác định giá trị một cách tối ưu nhất, đáp ứng các yêu cầu của chủ tài sản.

Với kinh nghiệm hơn 20 năm hoạt động chuyên sâu trong ngành thẩm định giá, cùng với hệ thống hơn 50 CN/PGD trên toàn quốc, Thẩm định giá Đông DươngSunvalue tự hào là một trong những đơn vị tiên phong và lớn mạnh nhất trong ngành định giá tại Việt Nam.

Thẩm định giá Đông Dương – Sunvalue đã và đang định giá thành công cho hàng trăm nghìn tài sản là dự án đầu tư bất động sản, dự án đầu tư công trình thủy điện, công trình thủy lợi, cảng biển…trên toàn quốc.

Thẩm định giá Đông Dương – SunValue cam kết

  • Thời gian sơ bộ giá siêu tốc (chỉ từ 1 – 3 ngày)
  • Kết quả chính xác, đáp ứng đúng “khẩu vị” cho cá mục đích thẩm định giá.
  • Phí thẩm định cạnh tranh nhất thị trường
  • Bảo vệ giá trị sau thẩm định
  • Tư vấn hướng dẫn định giá miễn phí
  • Bảo mật thông tin khách hàng

Thông tin chi tiết: