Thẩm định giá doanh nghiệp theo Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam mới nhất

367 lượt xem

Xác định giá trị doanh nghiệp luôn đòi hỏi sự chính xác, khách quan, khoa học để đáp ứng những yêu cầu của chủ tài sản và các bên liên quan. Thực tế khi cần thực hiện các hoạt động như vay vốn, xác định cổ phần, phân chia – góp vốn đầu tư, phát hành cổ phiếu IPO, quyết toán thuế, Báo cáo đại hội cổ đông…thì việc thẩm định tổng thể giá trị doanh nghiệp hay các tài sản của doanh nghiệp là bắt buộc. Để thích ứng với những thay đổi trong Luật giá, biến động của thị trường, Bộ tài chính đã ban hành Thông tư 28/2021/TT-BTC có hiệu lực từ 1/7/2021 về Tiêu chuẩn thẩm định giá số 12 (Tiêu chuẩn thẩm định giá doanh nghiệp).

Thẩm định giá Doanh nghiệp từ năm 2021 như thế nào?

Trước tháng 4/2021, việc thẩm định giá doanh nghiệp, tài sản doanh nghiệp được các công ty thẩm định giá, thẩm định viên áp dụng theo Thông tư 122/2017/TT-BTC về hướng dẫn thực hiện thẩm định giá doanh nghiệp, tài sản của doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo thời gian và quá trình kiện toàn về các quy định pháp luật, Nhà nước cũng đã ban hành nhiều văn bản quy phạm điều chỉnh liên quan đến Luật giá. Gần đây nhất, ngày 27/4/2021, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 28/2021/TT-BTC về ban hành Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 12.

thông tu 28, tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam

Theo thông tư 28/2021/TT-BTC, nguyên tắc tiếp cận và phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp các cách tiếp cận áp dụng trong thẩm định giá doanh nghiệp bao gồm cách tiếp cận từ thị trường, cách tiếp cận từ chi phí và cách tiếp cận từ thu nhập. Doanh nghiệp thẩm định giá cần lựa chọn các cách tiếp cận, phương pháp thẩm định giá trên cơ sở hồ sơ, tài liệu được cung cấp và thông tin tự thu thập để thẩm định giá doanh nghiệp.

Phương pháp tài sản

Đây là phương pháp thuộc nhóm tiếp cận từ chi phí. Giá trị của doanh nghiệp được xác định thông qua tổng giá trị của các tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp như: bất động sản, nhà xưởng, văn phòng, công trình xây dựng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, hàng hóa, thương hiệu – nhãn hiệu…

Thẩm định viên sẽ xác định giá trị các tài sản của doanh nghiệp dựa trên hồ sơ pháp lý và giá cả thị trường để xác định tổng giá trị doanh nghiệp đó.

Phương pháp so sánh/Tỷ số bình quân

Phương pháp so sánh là phương pháp thuộc nhóm tiếp cận từ thị trường. Đây cũng là phương pháp rất phổ biến đển áp dụng cho các nhóm tài sản khác như: bất động sản, hàng hóa, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị, công trình xâu dựng…Theo đó, giá trị của doanh nghiệp/công ty được xác định thông qua giá trị của một doanh nghiệp được dùng để so sánh với doanh nghiệp cần thẩm định giá. Doanh nghiệp được dùng để so sánh có các yếu tố tương đồng về: quy mô; ngành nghề kinh doanh chính; rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính; các chỉ số tài chính hoặc giá giao dịch đã thành công của chính doanh nghiệp cần thẩm định giá.

Phương pháp so sánh trong Thẩm định giá doanh nghiệp còn được gọi là phương pháp tỷ số bình quân và phương pháp giá giao dịch.

Phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp

Phương pháp chiết khấu dòng tiền thuộc nhóm tiếp cận từ thu nhập. Theo đó, giá trị doanh nghiệp được thẩm định viên xác định thông qua việc quy đổi dòng tiền thuần trong tương lai có thể dự báo được về thời điểm thẩm định giá.

Khi xác định giá trị doanh nghiệp bằng cách tiếp cận từ thu nhập cần cộng giá trị của các tài sản phi hoạt động tại thời điểm thẩm định giá với giá trị chiết khấu dòng tiền có thể dự báo được của các tài sản hoạt động tại thời điểm thẩm định giá. Trong trường hợp không dự báo được một cách đáng tin cậy dòng tiền của một số tài sản hoạt động thì thẩm định viên có thể không dự báo dòng tiền của tài sản hoạt động này và xác định riêng giá trị của tài sản hoạt động này để cộng vào giá trị doanh nghiệp. Riêng phương pháp chiết khấu cổ tức thì không cộng thêm phần tài sản phi hoạt động là tiền mặt và tương đương tiền.

Tài sản doanh nghiệp có thể thẩm định giá

Theo thông tư 28/2021/TT-BTC có hiệu lực từ 1/7/2021, các loại tài sản doanh nghiệp có thể thẩm định giá bao gồm tất cả các yếu tố cấu thành lên giá trị của doanh nghiệp, cụ thể là các loại tài sản hữu hình và vô hình.

  • Tài sản hữu hình: Bất động sản – đất đai, máy móc thiết bị, nhà xưởng, văn phòng, công trình xây dựng, nhà cửa, phương tiện vận tải – xe cộ, tàu thuyền, hàng hóa, tài chính…
  • Tài sản vô hình: Doanh thu kinh doanh, data khách hàng, quyền sử dụng đất, phần mềm, thương hiệu – nhãn hiệu, bằng phát minh – sáng chế, uy tín cá nhân…

Thuê dịch vụ thẩm định giá công ty, doanh nghiệp ở đâu?

Được thành lập từ năm 2002, đến nay sau hơn 20 năm hoạt động chuyên sâu trong ngành thẩm định giá, cùng với hệ thống hơn 50 CN/PGD trên toàn quốc, Thẩm định giá Đông Dương – Sunvalue tự hào là một trong những đơn vị tiên phong và lớn mạnh nhất trong ngành định giá tại Việt Nam.

Đông Dương – Sunvalue đã và đang định giá thành công cho hàng trăm nghìn tài sản là bất động sản, động sản, doanh nghiệp, dự án nói chung trên toàn quốc. Trong đó có những đối tác lớn là các Doanh nghiệp như: Vingroup, Viettel, Vinamilk, Thaco, Hoa Sen, Hòa phát, FLC, Lotte, Samsung, Masan, Xuân Thành, HAGL…

Bên cạnh đó, chứng thư của Đông Dương còn có tính pháp lý trên toàn quốc, tại Mỹ, Úc – được hơn 90% ngân hàng tại Việt Nam chấp thuận, đủ điều kiện cấp vốn vay tín dụng cho khách hàng. Cụ thể, chứng thư thẩm định giá Đông Dương – Sunvalue có thể sử dụng cho các mục đích:

  • Thế chấp tài sản, bảo lãnh tín dụng với Ngân hàng, đơn vị cho vay.
  • Mua bán, chuyển nhượng, góp vốn liên doanh bất động sản
  • Xử lý nợ, đền bù, bảo hiểm bất động sản
  • Phân chia, thừa kế bất động sản
  • Hạch toán thuế, tính thuế, các khoản phí – lệ phí cho bất động sản
  • Chứng minh năng lực tài chính, đấu thầu
  • Mua bán – sáp nhập (M&A)
  • Chứng minh tài chính cho định cư – du học quốc tế
  • Các mục đích khác theo quy định của pháp luật.

Phí thẩm định giá doanh nghiệp mới nhất

Phí thẩm định giá doanh nghiệp là chi phí mà đơn vị cần thẩm định giá phải bỏ ra để thuê doanh nghiệp định giá thực hiện. Cụ thể, phí thẩm giá là sự thỏa thuận giữ hai bên trên nguyên tắc ký kết hợp đồng dịch vụ thẩm định giá. Thông thường, phí thẩm định giá tính theo tỷ lệ phần trăm (%) của tổng giá trị của doanh nghiệp (sau khi sơ bộ) cộng thêm các chi phí phát sinh như: thuế giá trị gia tăng, công tác phí, phí kiểm định (nếu có).

Thông tin chi tiết: