Cách định giá doanh nghiệp Startup theo tiêu chuẩn thẩm định giá mới nhất

212 lượt xem

Việc thẩm định giá doanh nghiệp startup để thực hiện các mục đích như kêu gọi vốn đầu tư, chứng minh tài chính, M&A, thoái vốn, vay vốn ngân hàng…đòi hỏi thẩm định viên không chỉ cần đủ điều kiện về pháp lý mà cần những năng lực đánh giá về quản trị kinh doanh, nhân sự, kế toán để có thể định giá chính xác, tránh thất thoát hay thổi phồng giá trị.

cách thẩm định giá doanh nghiệp, doanh nghiệp startup, định giá công ty khởi nghiệp

Công ty startup là gì?

Doanh nghiệp startup hay công ty startup là khái niệm để chỉ về những mô hình sản xuất, kinh doanh ở giai đoạn khởi nghiệp. Cụ thể thời gian được thành lập, hoạt động từ khoảng 5 năm trở lại. So với giai đoạn sau Startup, giai đoạn khởi nghiệp công ty thường có cấu trúc quản lý đơn giản, chủ sở hữu có thể là một hoặc 1 nhóm người với những nguồn lực hạn chế về kinh nghiệm, tài chính, doanh thu, tài sản.

Bên cạnh đó, đặc trưng lớn nhất của các Doanh nghiệp startup là tính SÁNG TẠO và LINH HOẠT. Điều này thể hiện rõ ở mọi hoạt động của doanh nghiệp. Các cá nhân được phép sáng tạo và cải tiến không ngừng về các quy trình, sản phẩm, sự kiêm nhiệm, thích ứng nhanh trong công việc, thị trường…

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm dễ thấy, các doanh nghiệp startup cũng có những hạn chế rất đặc trưng là RỦI RO và THIẾU ỔN ĐỊNH.

Các phương pháp định giá doanh nghiệp startup

Với đặc thù của các công ty mới thành lập, doanh nghiệp startup thường chỉ tập trung giá trị ở phần tài sản vô hình như ý tưởng, thương hiệu, độ khả thi thực hiện dự án,công nghệ áp dụng. Tuy nhiên, hoạt động định giá này chỉ phù hợp cho mục đích kêu gọi vốn từ các shark, quỹ đầu tư..

Đối với các mục đích khác như: vay vốn ngân hàng, chứng minh năng lực tài chính, mua bán –chuyển nhượng, M&A, Báo cáo Thuế…Các cách định giá doanh nghiệp startup thường được ưu tiên dựa vào các tài sản hữu hình hay doanh thu đạt được, chi phí đầu tư.

cách thẩm định giá doanh nghiệp, doanh nghiệp startup, định giá công ty khởi nghiệp

Theo Thông tư số 28/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc ban hành Tiêu chuẩn thẩm định giá Doanh nghiệp (Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 12), nguyên tắc tiếp cận và phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp bao gồm:

  • Cách tiếp cận từ thị trường (Phương pháp tỷ số bình quân và Phương pháp giá giao dịch)
  • Cách tiếp cận từ chi phí (Phương pháp tài sản)
  • Cách tiếp cận từ thu nhập (phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp, phương pháp chiết khấu dòng cổ tức, phương pháp chiết khấu dòng tiền thuần vốn chủ sở hữu.)

Công ty thẩm định giá sẽ dựa vào hiện trạng thực tế, lĩnh vực hoạt động… để lựa chọn cách tiếp cận, quy trình thẩm định giá doanh nghiệp phù hợp trên cơ sở hồ sơ, tài liệu được cung cấp và thông tin thu thập từ thị trường.

Mục đích thẩm định giá doanh nghiệp startup

Thẩm định giá doanh nghiệp, công ty là hoạt động cần thiết trong quá trình hình thành, phát triển của doanh nghiệp. Bên cạnh việc đáp ứng một số thủ tục bắt buộc cho các hoạt động như: phát hành cổ phiếu IPO, giải thể doanh nghiệp; chứng thư thẩm định giá doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp startup nói riêng có giúp thực hiện các mục đích:

  • Làm hồ sơ vay vốn ngân hàng
  • Kêu gọi vốn đầu tư, xác định cổ phần
  • Chứng minh tài chính
  • Phân chia tài sản
  • Chứng minh tài chính cho mục đích định cư nước ngoài
  • Báo cáo thuế, kiểm toán
  • Mua bán, chuyển nhượng – sáp nhập…

Phí thẩm định giá công ty startup

Bảng phí thẩm định giá công ty startup do các đơn vị thẩm định giá độc lập ban hành trên nguyên tắc tính tỷ lệ phần trăm (%) giá trị của doanh nghiệp. Hoặc phí thẩm định giá cũng sẽ do hai bên tự thỏa thuận và được thể hiệ rõ bằng Hợp đồng dịch vụ thẩm định giá của 2 bên.

Thông tin về bảng phí thẩm định giá doanh nghiệp startup, vui lòng liên hệ: 0901 186 200

cách thẩm định giá doanh nghiệp, doanh nghiệp startup, định giá công ty khởi nghiệp

Vì sao cần thuê đơn vị thẩm định giá độc lập?

Các cách định giá doanh nghiệp là hoạt động xác định giá trị của doanh nghiệp tại thời điểm định giá để có cơ sở pháp lý, thực tế để thực hiện các giao dịch giữa chủ doanh nghiệp và các bên liên quan. Vì vậy, để đảm bảo sự khách quan, chuyên sâu, chính xác, đảm bảo giá trị doanh nghiệp không bị thất thoát hay thổi phồng thì cần thiết phải thuê đơn vị thẩm định giá chuyên nghiệp độc lập, có đủ điều kiện pháp lý, chuyên môn để thực hiện.

Công ty thẩm định giá doanh nghiệp startup uy tín

Doanh nghiệp startup là loại hình tài sản khá đặc thù, không giống những doanh nghiệp truyền thống hay đã có tuổi đời lâu dài thường đã có đủ các phòng ban chức năng, báo cáo tài chính hay báo cáo thuế đầy đủ. Vì vậy để định giá doanh nghiệp startup, thẩm định viên cần linh hoạt lựa chọn những phương pháp thẩm định giá, chắt lọc những thông tin cần thiết để xác định giá trị tối ưu nhất, phù hợp với mục đích thẩm định.

Thẩm định giá Đông Dương – Sunvalue được biết đến là thương hiệu hàng đầu Việt Nam về thẩm định giá doanh nghiệp. Với những lợi thế về kinh nghiệm 22 năm chuyên sâu trong ngành định giá, hệ thống CN-PGD lên tới hơn 50 địa điểm trên toàn quốc, thời gian định giá nhanh, đội ngũ thẩm định viên đông đảo – chuyên môn cao, cơ sở dữ liệu về giá phong phú…Thẩm định giá Đông Dương – SunValue cam kết mang đến dịch vụ thẩm định giá tốt nhất với chi phí tối ưu nhất.

Bên cạnh đó, chứng thư định giá của Đông Dương – Sunvalue còn được 85% Ngân hàng, tổ chức tín dụng tại Việt Nam chấp thuận và sử dụng là cơ sở xác định giá trị tài sản đảm bảo cho mục đích vay vốn tín dụng.

Thông tin liên hệ: