Thẩm định giá tài sản thừa kế do người thân để lại sau khi mất giúp đảm bảo quyền sở hữu hợp pháp về giá trị của các tài sản đó. Ngoài ra người để lại tài sản cũng có thể thực hiện thẩm định giá tài sản đó trước khi quyết định lập di chúc thừa kế cho người thân. Vậy tài sản thừa kế nào có thể thẩm định giá? Phương pháp định giá tài sản thừa kế được thực hiện như nào? Thẩm định giá Đông Dương gửi tới bạn các tư vấn chuyên sâu dưới đây.
TÓM TẮT NỘI DUNG
Tài sản thừa kế là gì?
Tài sản hay di sản thừa kế được hiểu là phần tài sản của người mất/chết được chuyển lại cho những người còn sống theo di chúc hoặc theo các quy định của pháp luật (trường hợp không để lại di chúc).Tài sản thừa kế bao gồm: tài sản riêng của người chết; phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác; quyển sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản trên đất… theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, di sản thừa kế còn gồm các quyền: quyền đòi nợ, quyền đòi bồi thường thiệt hại; các quyền nhân thân gắn với tài sản như: quyền tác giả, quyền đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp; các khoản nợ, các khoản bồi thường thiệt hại…
Khi nào cần định giá tài sản thừa kế
Có hai trường hợp cần tới dịch vụ thẩm định giá tài sản thừa kế phổ biến nhất:
- Thứ nhất: Khi người để lại tài sản thừa kế vẫn còn sống và cần xác định giá trị của các tài sản đó để thuận tiện trong việc lập di chúc cũng như phân chia tại sản theo mong muốn của mình sau khi mất.
- Thứ hai: Khi người mất là chủ tài sản không để lại di chúc về việc phân chia di sản thừa kế và những người được hưởng sẽ nhận di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế. Trong trường hợp này, khi những người được thừa kế theo quy định pháp luật không thể đạt được thỏa thuận về việc chia sẻ và xảy ra tranh chấp, thì họ có quyền yêu cầu tòa án định giá và chia sẻ di sản thừa kế.
Phương pháp thẩm định giá tài sản thừa kế
Phương pháp thẩm định giá tài sản thừa kế sẽ là các phương pháp định giá tuân theo Luật giá và các Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam (do Bộ Tài chính ban hành). Theo đó sẽ tùy thuộc vào loại hình tài sản đó là gì: đất đai, nhà ở,vàng, quyền sử dụng, doanh nghiệp, cổ phiếu, thương hiệu, bản quyền tác giả, tiền mặt…
Tuy nhiên, điểm chung của tất cả các phương pháp định giá tài sản là cần đảm bảo:
- Dựa trên thực trạng, tiêu chuẩn kỹ thuật của tài sản; phù hợp với giá thị trường ở thời điểm định giá;
- Bảo đảm trung thực, khách quan, công khai, tuân thủ đúng các quy định của pháp luật;
- Giá tài sản được tính bằng đồng Việt Nam;
Ngoài ra với trường hợp tài sản không còn tồn tại hay ở dạng vô hình thì đơn vị thẩm định giá sẽ dựa vào các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ việc hoặc tham khảo giá của tài sản có những đặc điểm, tính chất tương đồng với tài sản thừa kế để xác định.
Nhìn chung, các phương pháp thẩm định giá tài sản thừa kế được sử dụng phổ biến nhất bao gồm:
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp chiết trừ
- Phương pháp thặng dư
- Phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất
- Phương pháp thu nhập
Đơn vị định giá tài sản thừa kế giải quyết tranh chấp tốt nhất
Thẩm định giá tài sản thừa kế là hoạt động chuyên môn của ngành tài chính, pháp luật. Để đảm bảo tính chính xác, khách quan và đúng quy định của pháp luật, đơn vị thẩm định giá cần có đủ điều kiện pháp lý và năng lực thực hiện.
Với kinh nghiệm hơn 20 năm chuyên sâu tron ngành định giá, Thẩm định giá Đông Dương – SunValue được biết đến là đơn vị thẩm định giá hàng đầu Việt Nam. Đông Dương – SunValue tự hào đã thực hiện định giá thành công cho hàng trăm nghìn các loại hình tài sản khác nhau trên toàn quốc, trong đó có cả mục đích xác định giá trị tài sản thừa kế, tranh chấp tài sản.
Chứng thư thẩm định giá Đông Dương – SunValue có hiệu lực pháp lý và được các cơ quan công quyền như Tòa án, Viện kiểm sát, Công an, Cơ quan xử lý nợ…chấp thuận, được coi là cơ sở xem xét phân chia tài sản hợp pháp.
Kết luận
Giải quyết tranh chấp di sản thừa kế có cần thẩm định giá? Hay khi nào cần thẩm định giá tài sản thừa kế? Nội dung trên đã được bài viết thể hiện cho người đọc và quý khách hàng hiểu rõ hơn mục đích và thời điểm cần thẩm định giá tài sản thừa kế.
Thẩm định giá tài sản thừa kế không chỉ là hoạt động văn minh, có tính xu hướng tất yếu mà còn giúp cơ quan quản lý nhà nước có cơ sở phân chia, xác định giá trị tài sản thừa kế. Tài sản thừa kế thường rất đa dạng gồm, đất đai, nhà cửa, cổ phiếu, doanh nghiệp, công nợ…nên đòi hỏi đơn vị thẩm định giá cần có đủ kiến thức về định giá, pháp luật, tài chính, bất động sản…để đảm báo tính chính xác nhất.
Thông tin chi tiết:
- Hotline: 0901 186 200
- Web: dinhgiasunvalue.com