Thanh lý tài sản là hoạt động khá phổ biến trong các doanh nghiệp, công ty Nhà nước hoặc tập đoàn lớn. Khi tài sản đã hết khấu hao hoặc cần thay thế sẽ thực hiện thẩm định giá trị còn lại để thanh lý, mua bán. Hãy cùng thẩm định giá Đông Dương – SunValue thực tìm hiểu về việc thẩm định giá tài sản thanh lý của doanh nghiệp.
- Thẩm định giá tài sản doanh nghiệp, Nhà nước
- Cách thẩm định giá tài sản hết khấu hao theo đúng quy định
TÓM TẮT NỘI DUNG
Tài sản của doanh nghiệp bao gồm những gì?
Tài sản của Doanh nghiệp bao gồm tất cả tài sản hữu hình và vô hình, các nguồn lực khác mà mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Nhìn chung các loại tài sản phổ biến nhất của doanh nghiệp hiện nay gồm:
- Tài sản cố định: Bất động sản (đất đai, nhà cửa, văn phòng…), tiền mặt, nhà xưởng, máy móc, ô tô – phương tiện vận tải, hàng hóa tồn kho, phần mềm…
- Tài sản đầu tư: chứng khoán, trái phiếu, cổ phần, dự án đầu tư…
- Tài sản vô hình: Thương hiệu, dữ liệu khách hàng, bản quyền tác giả – giải pháp công nghệ, quyền khai thác…
Bên cạnh đó, tài sản doanh nghiệp có thể còn có các công cụ dụng cụ, vật tư, hàng hóa chưa phân loại vào các nhóm trên.
Mục đích thẩm định giá tài sản khi thanh lý
Trong các nhóm tài sản của doanh nghiệp kể trên, việc thẩm định giá cho mục đích thanh lý chủ yếu ở nhóm tài sản cố định. Đây là nhóm tài sản có sự biến động lớn và có tính khấu hao theo thời gian sử dụng.
Khi tài sản doanh nghiệp đã hết khấu hao theo bảng tính khấu hao của kế toán sẽ được tính theo 2 phương án: Một là không sử dụng tiếp mà sẽ chuyển sang thanh lý, hủy bỏ. Hai là sẽ tiếp tục sử dụng nhưng không được tính vào bảng khấu hao tài sản trong kế toán.
Đối với phương án chuyển sang thanh lý, hủy bỏ thì yêu cầu xác định giá trị còn lại để tránh thất thoát giá trị tài sản của doanh nghiệp là yêu cầu cần thiết. Bởi tài sản hết khấu hao không có nghĩa là không còn giá trị, chủ tài sản vẫn có thể tiến hành thanh lý, bán tài sản đó theo giá trị thị trường hiện tại của tài sản.
Như vậy, việc thẩm định giá tài sản doanh nghiệp khi thực hiện thanh lý nhằm xác định chính xác giá trị thị trường của tài sản để đảm bảo không lãng phí, thất thoát tài sản của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc thẩm định giá tài sản thanh lý còn là cơ sở pháp lý để cơ quan nhà nước có căn cứ xác định mức thuế, giảm thuế, bảo hiểm cho các tài sản của doanh nghiệp.
Phương pháp định giá tài sản thanh lý doanh nghiệp
Hoạt động thẩm định giá tài sản của doanh nghiệp nhà nước, cơ quan công quyền…được Luật hóa theo quy định tại Luật giá số 11 và Tiêu chuẩn thẩm định giá 02 ban hành kèm theo quyết định số 77/2005/QĐ-BTC của Bộ Tài chính.
Cụ thể: Giá trị thanh lý là giá trị ước tính thu được khi hết thời gian sử dụng hữu ích của tài sản sau khi trừ chi phí thanh lý ước tính.
Hiện nay phương pháp thẩm định giá tài sản doanh nghiệp được xác định dựa vào từng loại hình tài sản cụ thể và theo các Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam. Phổ biến nhất là các phương pháp:
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp chiết khấu dòng tiền
- Phương pháp chi phí
- Phương pháp thặng dư
Thẩm định viên có thể lựa chọn một hoặc nhiều phương pháp định giá nhất định để xác định giá trị của tài sản thanh lý chính xác nhất.
Hồ sơ thẩm định giá tài sản thanh lý
Để thực hiện thẩm định giá các tài sản hết khấu hao thì chủ tài sản cần cung cấp các hồ sơ pháp lý chứng minh sự hợp pháp của tài sản.
Ví dụ: Đối với máy móc thiết bị thì hồ sơ cần các hóa đơn mua bán – hợp đồng mua bán, hay với xe cộ – phương tiện vận tải thì cần đăng ký – đăng kiểm…
Nhìn chung hồ sơ định giá tài sản cố định hết khấu hao gồm:
- Danh mục tài sản yêu cầu thẩm định giá
- Bản vẽ Thiết kế quy trình sản xuất của tài sản (với dây chuyền sản xuất)
- Invoice/Packing list (đối với tài sản nhập khẩu)
- Hóa đơn mua bán máy móc thiết bị
- Bản vẽ chi tiết máy (nếu có)
- Hợp đồng kinh tế mua bán thiết bị, vật tư
- Biên bản bàn giao, nghiệm thu (nếu có)
- Catalogue…
Chi phí thẩm định giá tài sản thanh lý
Phí thẩm định giá tài sản thanh lý của doanh nghiệp được tính theo Bảng phí thẩm định giá tài sản cố định do các công ty thẩm định giá ban hành.
Thông thường phí thẩm định giá sẽ được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) của tổng giá trị tài sản thẩm định cộng thêm các chi phí khác như: phí khảo sát thực tế, thuế VAT
Thông tin về phí định giá liên hệ: 0901 186 200
Công ty thẩm định giá tài sản uy tín
Thẩm định giá Đông Dương – SunValue được biết đến là thương hiệu hàng đầu Việt Nam trong ngành định giá. Với kinh nghiệm hơn 20 năm hoạt động chuyên sâu về định giá, Đông Dương –Sunvalue đã định giá thành công hàng nghìn tài sản hết khấu hao của các đơn vị Nhà nước, cơ quan công quyền phục vụ mục đích thanh lý, báo cáo thuế, giải thể doanh nghiệp…
Các tài sản phổ biến được Thẩm định giá Đông Dương – Sunvalue từng thẩm định giá gồm:
- Phương tiện vận tải: Xe ô tô, đầu kéo, cần cẩu, tàu thuyền, xe nâng…
- Máy móc thiết bị: Dây chuyền sản xuất, đóng gói, băng tải, chế biến, robot…
- Công trình xây dựng: Nhà xưởng, nhà tạm, trạm gác, nhà công vụ…
- Thiết bị văn phòng: Bàn ghế, máy tính, máy in…
Hiện nay với hơn 50 CN – PGD trên toàn quốc, thẩm định giá Đông Dương – Sunvalue cam kết mang đến chất lượng dịch vụ thẩm định giá tốt nhất cho khách hàng với chi phí tối ưu nhất.
Thông tin liên hệ:
- Hotline: 0901 186 200
- Web: dinhgiasunvalue.com