Tại sao Ngân hàng cho vay khoảng 70% giá trị tài sản đảm bảo?

892 lượt xem

Thế chấp tài sản đảm bảo cho mục đích vay vốn ngân hàng là hoạt động rất phổ biến đối với các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh trong việc huy động vốn, dòng tiền. Vì vậy, việc thẩm định giá tài sản đảm bảo để xác định tỷ lệ phần trăm giải ngân/cấp vốn cũng là yêu cầu bắt buộc đối với ngân hàng/tổ chức tín dụng theo các quy định về tài chính ngân hàng.

Khái niệm về tài sản đảm bảo

tai sao ngân hàng cho vay, giá trị tài sản đảm bảo, tài sản thế chấp, định giá vay ngân hàng

Tài sản thế chấp hay tài sản đảm bảo là thuật ngữ trong ngành tài chính ngân hàng dùng để chỉ về những tài sản có giá trị được dùng để thế chấp, bảo lãnh cho khoản vay vốn tại Ngân hàng, tín dụng. Tài sản thế chấp sẽ được quy đổi ra tiền để Ngân hàng/tổ chức tín dụng xem xét cho khách hàng vay vốn. Trong trường hợp tới thời hạn trả nợ nếu khách hàng không thể hoàn thành nghĩa vụ tài chính thì tài sản thế chấp này sẽ được thanh lý, xử lý nợ để hoàn trả cho ngân hàng.

Theo khoản 7, điều 3 Nghị định 163/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 29/12/2006 quy định về giao dịch đảm bảo có nêu: “Tài sản đảm bảo là tài sản mà bên đảm bảo dùng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận đảm bảo”. Cũng theo điều 4 của Nghị định này có nói: “tài sản đảm bảo có thể là tài sản hiện có, tài sản hình thành trong tương lai và được phép giao dịch”.

Theo đó, tài sản hiện có thì chúng ta có thế dễ dàng nhận biết như: bất động sản, nhà cửa, máy móc vật tư, doanh nghiệp, công trình xây dựng…

Về nhóm tài sản được hình thành trong tương lai được Nhà nước quy định rõ tại điều 2 Nghị định 11/2012/NĐ-CP giải thích tài sản hình thành trong tương lai  bao gồm:

  • Tài sản được hình thành từ vốn vay;
  • Tài sản đang trong giai đoạn hình thành hoặc đang được tạo lập hợp pháp tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm;
  • Tài sản đã hình thành và thuộc đối tượng phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm thì tài sản đó mới được đăng ký theo quy định của pháp luật. Tài sản hình thành trong tương lai không bao gồm quyền sử dụng đất.”

Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, tài sản đảm bảo còn được gọi là tài sản thế chấp để vay vốn.

Tại sao cần thẩm định giá tài sản thế chấp

Cùng với hệ số rủi ro tín dụng, tài sản đảm bảo chính là cơ sở đầu tiên để ngân hàng, tổ chức tín dụng xem xét hồ sơ vay vốn của khách hàng cũng như hạn mức có thể cấp vốn. Vì vậy việc thẩm định giá tài sản đảm bảo là hoạt động bắt buộc đối với các ngân hàng, tổ chức tín dụng.

tai sao ngân hàng cho vay, giá trị tài sản đảm bảo, tài sản thế chấp, định giá vay ngân hàng

Bên cạnh đó, tài sản đảm bảo cũng rất đa dạng, thuộc mọi loại hình như: bất động sản, doanh nghiệp, dự án đầu tư, tài nguyên khoáng sản, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải…vì vậy để đảm bảo tính chính xácvề giá trị, giảm rủi ro tín dụng, khách quan cho cả bên đảm bảo và bên cho vay thì cần thiết phải tiến hành thẩm định giá tài sản đảm bảo.

Thẩm định giá tài sản đảm bảo còn là điều kiện pháp lý để đảm bảo các quy định pháp luật về hoạt động tín dụng, tránh nợ xấu, bong bóng kinh tế.

Quy định về việc cấp vốn tín dụng của ngân hàng

Mỗi ngân hàng có một quy định về hạn mức cấp vốn tín dụng cũng như “khẩu vị” chấp thuận loại hình tài sản đảm bảo khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung hạn mức cấp vốn tín dụng của các Ngân hàng hiện nay dao động khoảng 50% – 85% giá trị tài sản đảm bảo.

Ngoài ra các yếu tố về chính sách, quy định của Nhà nước, rủi ro tín dụng cũng sẽ có tác động đến hạn mức cấp tín dụng của các ngân hàng.

Phí thẩm định giá cho vay vốn ngân hàng

Phí thẩm định giá tài sản đảm bảo vay vốn tín dụng là chi phí mà khách hàng/ngân hàng cần trả cho đơn vị thẩm định giá độc lập (có đủ điều kiện pháp lý + năng lực) để thực hiện thẩm định giá tài sản đảm bảo. Mức phí trên được tính theo 2 cách:

  • Một là tỷ lệ phần trăm (%) của tổng giá trị tài sản đảm bảo sau khi đơn vị thẩm định giá sơ bộ giá trị của tài sản đó cộng với chi phí phát sinh (công tác phí, phí kiểm nghiệm (nếu có)…)
  • Hai là báo giá trọn gói Hợp đồng thẩm định giá theo thỏa thuận của hai bên.

tai sao ngân hàng cho vay, giá trị tài sản đảm bảo, tài sản thế chấp, định giá vay ngân hàng

Dịch vụ định giá tài sản đảm bảo tốt nhất

Với kinh nghiệm và kho dữ liệu về giá của hơn 20 năm hoạt động chuyên sâu trong ngành thẩm định giá, cùng với hệ thống hơn 50 CN/PGD trên toàn quốc, Thẩm định giá Đông Dương – Sunvalue tự hào là một trong những đơn vị tiên phong và lớn mạnh nhất trong ngành định giá tại Việt Nam.

Chứng thư thẩm định giá của Đông Dương – Sunvalue đang được hơn 80% ngân hàng, tổ chức tín dụng tại Việt Nam chấp thuận, trong đó bao gồm nhiều ngân hàng lớn như: Agribank, BIDV, SHB, Sacombank, VIB, IBK, Vietcombank…

Ngoài mục đích cấp vốn tín dụng, chứng thư thẩm định giá Đông Dương – Sunvalue có thể sử dụng cho các mục đích:

  • Mua bán, chuyển nhượng, góp vốn doanh nghiệp
  • Xử lý nợ, đền bù, bảo hiểm bất động sản
  • Phân chia, thừa kế bất động sản
  • Hạch toán thuế, tính thuế, các khoản phí – lệ phí cho bất động sản
  • Chứng minh năng lực tài chính, đấu thầu
  • Mua bán – sáp nhập (M&A)
  • Chứng minh tài chính cho định cư – du học quốc tế
  • Các mục đích khác theo quy định của pháp luật.

Đông Dương – Sunvalue cam kết

  • Thời gian Thẩm định giá siêu tốc  (chỉ từ 1 – 4 ngày)
  • Kết quả chính xác
  • Phí thẩm định cạnh tranh nhất thị trường
  • Tư vấn hướng dẫn định giá miễn phí
  • Bảo mật thông tin khách hàng

Thông tin liên hệ