Xác định giá trị doanh nghiệp là quá trình xem xét đánh giá các yếu tố liên quan đến giá trị chung của công ty như tài sản, lợi nhuận, tiềm năng phát triển, thị trường…Vì vậy, hoạt động thẩm định giá sẽ có tác động gián tiếp tới chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp đó. Bên cạnh đó, kết quả thẩm định giá cũng sẽ tác động đến quyết định đầu tư, giá trị đầu tư của khách hàng, đối tác.
- Giá trị doanh nghiệp bao gồm những gì?
- Định giá tài sản góp vốn doanh nghiệp quá cao: Xử lý thế nào?
TÓM TẮT NỘI DUNG
5 yếu tố tác động đến kết quả kêu gọi đầu tư, giá trị doanh nghiệp
-
Tài sản và lợi nhuận kinh doanh
Tài sản bao gồm tài sản cố định, tiền và các khoản nợ của khách hàng, tài sản vô hình…Thẩm định viên sẽ dựa vào các báo cáo tài chính hoặc báo cáo thuế của doanh nghiệp để đánh giá các chỉ số giá trị được quy đổi ra tiền để xác định một phần giá trị của doanh nghiệp đó.
Nguồn thu nhập hay lợi nhuận kinh doanh bao gồm lợi nhuận hiện tại và tiềm năng của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có dòng lợi nhuận ổn định và có nhiều triển vọng trong tương lai sẽ là một lợi thế lớn trong việc nâng cao giá trị doanh nghiệp.
-
Phân tích thị trường
Yếu tố thị trường bao gồm thị trường ngành nghề của doanh nghiệp và tình hình kinh tế, chính sách pháp luật chung. Trong đó thị trường ngành nghề mà doanh nghiệp đang hoạt động là quan trọng nhất. Các yếu tố thách thức – cơ hội sẽ tác động đến chiến lược kinh doanh, kêu gọi đầu tư, khả năng phát triển lợi nhuận của doanh nghiệp đó. Từ đó cũng giúp thay đổi gí trị của doanh nghiệp.
-
Khách hàng – Đối tác
Khách hàng đối tác được hiểu là lượng khách hàng đang và sẽ hợp tác với doanh nghiệp, mức độ trung thành và mức độ mối quan hệ với đối tác của doanh nghiệp. Chỉ số của yếu tố này càng cao càng chứng tỏ tiềm năng và dư địa phát triển của doanh nghiệp sẽ ổn định, tăng khả năng thuyết phục nhà đâu tư, và ngược lại.
-
Phân tích dòng tiền
Khả năng tạo ra dòng tiền cho doanh nghiệp là một yếu tố rất quan trọng trong việc định giá doanh nghiệp cũng như thu hút nhà đầu tư cấp vốn. Dòng tiền được coi là “máu” của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc dòng tiền của doanh nghiệp “khỏe” hay “yếu” lại là kết quả đến từ việc xây dựng mô hình quản trị, tài chính kế toán, kết quả kinh doanh…
-
Chiến lược kinh doanh, tăng trưởng
Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là đường lối, chính sách mở rộng và phát triển kinh doanh ở hiện tại và tương lai. Chính lược kinh doanh sẽ bao gồm cả chiến lược về giá cả, chất lượng, sản phẩm, thị trường…
Nếu doanh nghiệp có chiến lược đúng đắn, phù hợp với thực tế, khả thi càng cao thì cơ hội tiếp cận nguồn vốn đầu tư từ các cổ đông càng lớn. Qua đó giá trị doanh nghiệp sẽ được gia tăng mức đáng kể.
Phương pháp định giá doanh nghiệp
Thông thường đối với giá trị doanh nghiệp, các thẩm định viên cần sử dụng 2 phương pháp định giá song song để cân đối, so sánh tìm ra kết quả giá trị chính xác nhất của doanh nghiệp đó. Bao gồm: Phương pháp tài sản và Phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF). Ngoài ra có thể kết hợp cả 2 phương pháp treent hành phương pháp hỗn hợp.
Phương pháp tài sản sẽ chủ yếu phù hợp với những công ty thuần sản xuất hay logistics, loại hình doanh nghiệp này sẽ có nhiều tài sản cố định hay hàng hóa lưu động, dòng tiền ổn định.
Phương pháp dòng tiền (DCF) sẽ dựa nhiều vào kế hoạch kinh doanh, chiến lược phát triển để tạo ra dòng tiền trong tương lai gần của doanh nghiệp đó.
Kết luận
Thẩm định giá là hoạt động tất yếu và quan trọng trong quá trình phát triển của doanh nghiệp để chủ doanh nghiệp xác định được “tầm” của mình đến đâu. Đặc biệt trong một số mục đích như: thế chấp vay vốn ngân hàng, phân chia tài sản, góp vốn cổ phần, chứng minh năng lực tài chính.
Đối với mục đích kêu gọi đầu tư vốn, khi có thông tin chính xác về giá trị doanh nghiệp, Ban lãnh đạo công ty có thể điều chỉnh chiến lược kinh doanh để tối ưu hóa giá trị và tận dụng cơ hội thị trường. Đồng thời, quá trình thẩm định giá là một phần quan trọng của quá trình quyết định chiến lược và đầu tư của doanh nghiệp.
Thông tin chi tiết:
- Hotline: 0901 186 200
- Web: dinhgiasunvalue.com