Doanh nghiệp bất động sản vẫn khó tiếp cận tiền ngân hàng

339 lượt xem

Các doanh nghiệp bất động sản hiện nay hầu hết đều huy động vốn từ ba kênh: tiền ứng từ khách hàng, từ trái phiếu đã phát hành, từ vốn vay ngân hàng. Tuy nhiên, cả 3 kênh này hiện đều khó khăn.

doanh nghiệp bds, doanh nghiệp bất động sản

Áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã nỗ lực điều chỉnh nhiều đợt giảm lãi suất, các gói tín dụng ưu đãi để hỗ trợ doanh nghiệp (DN) và nền kinh tế, nhưng DN bất động sản và ngân hàng vẫn “khó gặp nhau”.

Theo khảo sát của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) với hơn 500 DN đầu tư, kinh doanh dịch vụ bất động sản cho thấy, rất nhiều doanh nghiệp trong số này vẫn gặp khó khăn khi tiếp cận các nguồn vốn vay từ tín dụng, trái phiếu. Cụ thể, hơn 70% DN được khảo sát cho biết các cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn hiện nay chưa có tác động thực chất tới doanh nghiệp.

Các dòng tiền đầu vào của hầu hết các doanh nghiệp đầu tư, xây dựng, phát triển bất động sản hiện nay đều tập trung vào 3 kênh chính là: Tiền ứng/đặt cọc từ đối tác – khách hàng; Phát hành trái phiếu doanh nghiệp; Nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng, quỹ đầu tư. Nhưng hiện tại, cả 3 kênh này vẫn đang gặp nhiều khó khăn, nhất là từ ngồn tín dụng ngân hàng.

  • Đối với kênh vay ngân hàng, tín dụng: Mặc dù đã có nhiều tháo gỡ nhưng nhìn chung các ngân hàng thương mại và Nhà nước vẫn có xu hướng “thắt chặt” dòng tiền vào bất động sản để giảm thiểu rủi ro tín dụng, ổn định nền kinh tế vĩ mô.
  • Đối với kênh trái phiếu, do hệ lụy từ sự bùng nổ của việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp, dự án bất động sản trong giai đoạn 2019 – 2021, nên hiện nay các áp lực từ việc trả nợ đáo hạn trái phiếu cho nhà đầu tư của nhóm doanh nghiệp này vẫn rất lớn. Đồng thời, các nhóm này cũng khó khăn trong việc phát hành trái phiếu mới.

doanh nghiệp bds, doanh nghiệp bất động sản

  • Đối với kênh khách hàng, nhà đầu tư: Phần lớn các nhà đầu tư vẫn đang chờ đợi do niềm tin vào doanh nghiệp phát triển bất động sản đang xuống thấp. Mọi người vẫn đang chờ đợi những tín hiệu phục hồi kinh tế vĩ mô rõ ràng hơn từ thị trường.

Cần “tháo nút nghẽn” nguồn vốn cho doanh nghiệp bđs

Giữa bối cảnh 2 kênh huy động vốn là phát hành trái phiếu doanh nghiệp và khách hàng, nhà đầu tư đang chưa mang lại hiệu quả; các công ty bất động sản vẫn phải cố tự xoay xở bán hàng bằng nhiều hình thức để huy động động dòng tiền đổ về. Đặc biệt, hầu hết các doanh nghiệp này vẫn phải trông chờ vào nguồn vốn tín dụng tư ngân hàng để duy trì hoạt động.

Đối với các công ty bất động sản đủ khả năng tiếp cận và hấp thụ được dòng tiền tín dụng thì lại đang gặp vướng mắc về pháp lý, hồ sơ giải ngân. Bên cạnh đó, việc lãi suất cho vay của ngân hàng với lĩnh vực bất động sản vẫn đang ở mức cao hơn khả năng chi trả của doanh nghiệp dẫn đến dòng tiền này vẫn còn khá “xa vời” với công ty bất động sản.

Theo kiến nghị của các chuyên gia tài chính, nhà phân tích, ngoài các kênh huy động dòng tiền quen thuộc như trái phiếu, vốn vay ngân hàng; Nhà nước cần xây dựng thêm các cơ chế – chính sách để thu hút, đảm bảo vận hành các nguồn vốn từ các Quỹ đầu tư bất động sản trong nước – nước ngoài; Quỹ tiết kiệm nhà ở; chứng khóa hóa bất động sản, dòng vốn FDI…

Bên cạnh đó, các Bộ Ban Ngành cũng cần phối hợp và cụ thể bằng văn bản hóa để bảo vệ các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường tài chính khác; chính sách riêng biệt để bảo vệ các công ty bất động sản chân chính, tuân thủ tốt các quy định của phát luật.

Nguồn: Tổng hợp Internet

Thông tin chi tiết: